Một số ưu điểm nổi bật:
- Có cầu chì và diode bảo vệ.
- 20 thang đo.
- Còi và đèn báo trạng thái thông mạch.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT:
- DCV: 0.1V (20kΩ/V)/0.25/2.5/10/50 (20kΩ/V)/250/1000V(9kΩ/V), ±5/25V (40kΩ/V)
- ACV: 10/50/250/750V (9kΩ/V)
- DCA: 50µ/2.5m/25m/0.25A
- Điện trở: 2k/20k/200k/2MΩ/200MΩ
- Kích thước; 160x129x41/320
- Cân nặng; 500g đến 550g
==> Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng. Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ: Nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.
* Trường hợp để sai thang đo : Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng .
* Trường hợp để nhầm thang đo:
=>LƯU Ý
– Tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !
– Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng
==>Hướng dẫn đo điện trở và trở kháng. Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ. Đo kiểm tra giá trị của điện trở Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không. Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn.
* Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pịn tiểu 1,5V bên trong, để xử dụng các thang đo 1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin 9V.
#đồng_hồ_đo_điện_sunma_YX_360TRE
#đồng_hồ_YX_360TRE